Hôm nay chúng tôi phân tích để giúp ban: PHÂN BIỆT 2 ĐƠN VỊ CÔNG SUẤT: VA và W.
Khi hỏi mua các thiết bị điện như ổn áp Standa, biến áp Vitenda, UPS …
Một trong những yếu tố quan trọng chính là lựa chọn ĐÚNG công suất.
1. Công suất VA – Công suất biểu kiến:
Trong mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến S là véctơ tổng của công suất thực P và công suất phản kháng Q – đơn vị:Volt-Ampere, còn được viết tắt là VA.
Công thức: S = U.I
Trong mạch điện một chiều (DC), VA tương đương với W (Watt).
Tuy nhiên trong dòng điện xoay chiều, VA được dùng để tính công suất biểu kiến, còn W dùng để tính công suất thực. Trên cùng một mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến thường có độ lớn lớn hơn công suất thực.
2. Công suất W – Công suất thực:
Watt (viết tắt là W) là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt.
Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt.
Quy đổi giữa Công suất VA và W:
Công suất VA (S) X Hệ số công suất (Pf hay Cos Ø) = Công suất W
Ví dụ:
Bộ đổi điện Vitenda dây đồng công suất 1000va có Pf = 0.75
Vậy công suất tải thực của nó sẽ là: 1000 * 0.75 = 750 W
Công thức tính công suất thực là: P = U . I. cosØ
Trong đó :
– U : Hiệu điện thế (đơn vị là V – Vôn)
– I : Cường độ dòng điện (đơn vị là A – Ampe)
– P : Công suất (đơn vị là W – Watt)
3. Chênh lệch giữa Công suất VA và W là gì?- Công suất phản kháng – VAR
Chính là Công suất phản kháng có đơn vị VAR
Thường được gọi là công suất không có ích – Reactive Power
Công suất phản kháng trong các thiết bị máy móc:
Là phần năng lượng thường tồn tại trong các phụ tải có tính cảm tạo ra từ trường trong các tuabin, động cơ. Khi dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn dây sẽ xuất hiện đại lượng xu hướng cản trở dòng điện, đại lượng này gọi là cảm kháng.