Cách xử lý khuyết tật trên gỗ hiệu quả không tì vết
Các khuyết tật trên gỗ thường thấy và cách xử lý gỗ bị lỗi hiệu quả không tì vết, đảm bảo năng xuất tối đa cho doanh nghiệp.
Gỗ tự nhiên sau khi trải qua dây chuyền cưa xẻ gỗ tròn tự động. Rong thành từng nan (phách) gỗ thì sẽ được chuyển sang giai đoạn lựa chọn phôi. Đối với những thanh gỗ dài này thường khó tránh khỏi các khuyết tật vật lý tự nhiên của gỗ.
Hãy cùng VITENDA tìm hiểu về nguyên nhân, nguồn gốc và cách xử lý gỗ bị lỗi 1 cách hiệu quả nhất nhé:
Một vài khuyết tật trên gỗ thường thấy:
Không phải thanh gỗ nào cũng có bề mặt vân gỗ đều và đẹp. Gỗ vẫn sẽ bị các vấn đề như
Lỗi về Mắt gỗ (Knot):
Mắt gỗ chính là dấu vết của cành để lại trên thân cây. Gỗ có mắt là điều tất yếu nhưng nếu số lượng quá nhiều thì tạo khối gỗ không đẹp.
Các loại mắt gỗ thường thấy:
+) Lỗi mắt sống:
Đây là phần gỗ ở khu vực mắt mà xung quanh nó có liên hệ chặt chễ với nhau tạo thành một khối. Màu sắc của mắt gỗ thường sẽ đậm hơn, hơi gờ lên và gây khó khăn cho việc cưa xẻ.
+) Lỗi mắt mục:
Mắt được hình thành do nấm mục ăn, phá hoại khiến chúng trở nên mềm xốp. Gỗ bị mục hoàn toàn hoặc một phần cũng khiến sản phẩm bạn làm ra kém tinh tế và chất lượng giảm đáng kể.
BẬT MÍ: CÁCH CẮT GỖ CÔNG NGHIỆP KHÔNG BỊ MẺ
+) Lõi mắt chết:
Phần gỗ của mắt bị tách rời khỏi khu vực xung quanh nó. Kết cấu của gỗ vẫn dữ nguyên vẹn nhưng chúng lại làm giảm sức đề kháng và giá trị của gỗ.
Mắt chết thường hay xuất hiện trong tự nhiên, cũng có khi do quá trình cưa xẻ, phơi sấy. Do sự co rút khác nhau giữa gỗ của mắt và gỗ xung quanh gây nên vết nứt ở ranh giới giữa 2 phần gỗ này.
Nếu gặp trường hợp mắt sống ở 1 số loại gỗ được coi là một kết cấu quan trọng làm tăng thêm giá trị kinh tế và thẩm mỹ của gỗ.
Nhưng nếu là mắt chết hoặc mục thì sẽ hoàn toàn ngược lại, nó sẽ làm giảm giá trị gỗ. Đồng thời sức đề kháng của gỗ cũng sẽ không bền.
Lỗi có vết nứt vỡ trên thanh gỗ:
Đây lỗi hình thành do quá trình co ngót của gỗ quá nhanh .
Lỗi lỗ hổng do côn trùng:
Những loại côn trùng ăn gỗ cũng giống như các bệnh truyền nhiễm. Nếu không loại bỏ các khiếm khuyết này, sản phẩm gỗ đã được hoàn thành sẽ không bền.
Các lỗi khác:
Ngoài ra, gỗ còn có thể bị nấm, hình dạng, màu sắc … không đồng nhất và khiến gỗ bị xấu đi.
Để sản phẩm được làm ra đảm bảo độ hoàn mỹ ta cần phải xử lý các lỗi, khuyết tật trên gỗ.
Vì sao phải xử lý các khuyết tật trên gỗ?
Việc xử lý các khuyết tật – lỗi trên gỗ là bước quan trọng giúp duy trì chất lượng, thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm.
Trong ngành sản xuất nội thất, khuyết tật như cong vênh, nứt nẻ, mục nát, và co ngót. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn làm giảm khả năng chịu lực và sự an toàn của sản phẩm.
>>>>> XEM NGAY: CÁCH VỆ SINH MÁY CNC HIỆU QUẢ NHẤT
Những lỗi này có thể xuất phát từ quá trình sinh trưởng của gỗ hoặc từ các yếu tố môi trường trong quá trình gia công. Khi không được xử lý, gỗ dễ bị mối mọt, ẩm mốc hoặc hư hại thêm. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng do phát tán bụi gỗ và nấm mốc trong không gian sống.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng, các lỗi trên gỗ cần được phát hiện và khắc phục sớm. Từ đó kéo dài tuổi thọ, bảo đảm tính ổn định, và giảm thiểu rủi ro khi sử dụng
Phương pháp xử lý khuyết tật trên gỗ hiệu quả:
Ngày nay, có nhiều dòng máy chế biến gỗ giúp đồng nhất các thanh gỗ thành các kích thước đạt tiêu chuẩn. Từ đó để đưa vào phay finger và ghép dọc.
Cách 1: Phương pháp thủ công:
Sử dụng các mẫu máy cưa cắt đơn giản như: máy cưa bằng tay, máy cắt ngang đạp hơi,… Công nhân sẽ đứng máy đặt phôi lên và dùng lưỡi cưa cắt bỏ các phần khuyết tật trên phôi gỗ.
Cách 2: Phương pháp tự động:
Đây là cách ta sử dụng các dòng máy tự động (hoặc máy CNC) có chức năng cắt liên tục.
Phôi gỗ sẽ được công nhân đặt lên, lưỡi cưa của máy sẽ tự động cắt theo đúng vị trí mình cần cắt. Vị trí lỗi đó thường sẽ được cài đặt trên hệ thống phần mềm của máy. Hoặc ta sử dụng vạch phấn để đầu dò (sensor) cảm biến của máy nhận biết và đưa vào khu vực cắt.
Máy xử lý khuyết tật trên gỗ tốt nhất
Dựa vào các phương pháp trên, thị trường ngành gỗ phổ biến 2 dòng máy có khả năng giải quyết rất tốt:
+) Dòng máy cưa cắt ngang đạp hơi.
+) Dòng máy cắt khuyết tật tự động có đầu đọc khuyết tật dựa vào vạch phấn quang.
Bảng so sánh ưu – nhược điểm của 2 dòng máy cắt khuyết tật chi tiết:
Tiêu chí | Kiểu máy cắt phôi ben hơi | Kiểu máy cắt khuyết tật tự động CNC |
Cơ chế hoạt động | Hoạt động bằng cơ (đạp hơi) để đưa lưỡi cưa lên cắt. | Hoạt động tự động. Có băng tải cấp đẩy phôi vào khu vực cắt. |
Tốc độ làm việc | Chậm. Thường từ 10-30 lần cắt / phút (tuỳ vào tốc độ nhân viên đạp bàn cắt). | Nhanh và ổn định. Thường trên 100 lần cắt / phút. |
Thiết kế – diện tích đặt máy | Máy nhỏ gọn, không chiếm nhiều không gian xưởng. | Máy dài nên sẽ chiếm diện tích không gian lớn hơn. |
Hiệu suất | Thấp. Phụ thuộc vào tốc độ làm việc của nhân viên. | Cao. Kiểm soát quá trình hoạt động nhanh. Tốc độ làm việc luôn ổn định. |
Giá thành | Giá rẻ. Thường từ vài chục triệu đến dưới 100 triệu. | Giá cao hơn. Thông thường từ vài trăm triệu đến 1; 2 tỷ. |
Đối với trường hợp cắt mắt gỗ | Không cần sử dụng vạch phấn. | Cần sử dụng vạch phấn để xác định vị trí mắt gỗ. |
Đối tượng nên sử dụng máy | Sử dụng cho các xưởng sản xuất vừa và nhỏ. Sản lượng ít. | Sử dụng cho sản xuất hàng loạt, với yêu cầu cần công suất, sản lượng cao. |
Độ an toàn | Có số ít rủi ro trong quá trình thao tác do công nhân gây ra. | Hoàn toàn an toàn cho công nhân. |
Tư Vấn của VITENDA
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tìm kiếm các dòng máy CNC công nghiệp gia công gỗ có thể liên hệ VITENDA.
Các chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm mẫu máy CNC phù hợp tăng hiệu xuất.