VITENDA bảo dưỡng, bảo trì Robot công nghiệp
Quy trình bảo dưỡng, bảo trì Robot công nghiệp tại VITENDA, cùng các lưu ý cần quan tâm khi thực hiện bảo dưỡng Cánh Tay Máy
Dù là loại máy móc nào đi chăng nữa thì sau một thời gian dài sử dụng đều cần được kiểm tra. Và phải bảo dưỡng để đảm bảo khả năng hoạt động của máy cũng như an toàn khi sử dụng. Vậy quá trình bảo dưỡng cánh tay máy sẽ thực hiện như thế nào? Và có những điều gì cần lưu ý khi thực hiện bảo dưỡng, bảo trì máy móc?
Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của VITENDA, đảm bảo dây chuyền sản xuất của bạn hoạt động hiệu quả nhất.
Vì sao phải bảo dưỡng và bảo trì Robot công nghiệp?
Công việc bảo dưỡng máy móc là hoạt động kiểm tra định kỳ, làm sạch, bôi trơn. Hoặc thay thế linh kiện, nhằm phát hiện và khắc phục các hư hỏng kịp thời.
Thực hiện công việc này cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như:
+ Tăng tuổi thọ cho máy:
Bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên giúp phát hiện và khắc phục các hư hỏng nhỏ. Từ đó có thể ngăn ngừa các hư hỏng lớn, giúp kéo dài tuổi thọ của robot.
+ Giảm thiểu số thời gian ngừng sản xuất:
Khi robot bị hư hỏng, doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất để sửa chữa máy. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả sản xuất. Bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu thời gian ngừng sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục.
+ Tăng năng suất lao động của máy:
Robot hoạt động ổn định và hiệu quả sẽ giúp tăng năng suất lao động cũng như giảm chi phí sản xuất.
+ Tăng độ an toàn khi hoạt động:
Bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên giúp phát hiện và khắc phục các nguy cơ mất an toàn. Từ đó giúp đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản của doanh nghiệp.
>>>>> THAM KHẢO: DỊCH VỤ SỬ CHỮA ROBOT CÔNG NGHIỆP TẠI VITENDA
Quy trình bảo dưỡng và bảo trì Robot công nghiệp
Với VITENDA các bước bảo dưỡng máy sẽ thực hiện theo quy trình cụ thể sau:
Bước 1: Lập kế hoạch bảo trì máy
Kế hoạch bảo trì là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình bảo trì Cánh Tay Máy. Các tiêu chí bạn cần xem xét:
+ Loại Robot công nghiệp cần bảo trì
+ Yếu tố chu kỳ bảo trì
+ Những nội dung cần bảo trì
+ Tạo nhân sự thực hiện bảo trì
+ Tổng hợp thiết bị và vật tư cần thiết
Chu kỳ bảo trì robot công nghiệp thường được chia thành hai loại: bảo trì định kỳ cùng bảo trì không định kỳ.
+ Bảo trì định kỳ chính là các hoạt động bảo trì được thực hiện theo lịch trình cố định. Thường sẽ là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Các hoạt động bảo trì định kỳ sẽ bao gồm kiểm tra, vệ sinh, bôi trơn, thay thế các bộ phận hao mòn.
+ Bảo trì không định kỳ chính là các hoạt động bảo trì được thực hiện khi Robot gặp sự cố bất ngờ. Các hoạt động bảo trì không định kỳ bao gồm sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.
Bước 2: Thực hiện bảo trì máy
Khi thực hiện bảo trì cánh tay máy, cần tuân thủ các quy trình an toàn sau:
+ Ngắt kết nối Robot khỏi nguồn điện trước khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng.
+ Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo hộ lao động phù hợp cho nhân viên.
+ Thực hiện các thao tác bảo trì, bảo dưỡng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 3: Kiểm tra sau bảo trì máy
Sau khi bảo trì, cần kiểm tra lại Robot công nghiệp. Nhằm để đảm bảo Robot hoạt động bình thường.
Các hoạt động kiểm tra sau bảo trì bao gồm kiểm tra hoạt động của các bộ phận cơ khí, điện tử. Và kiểm tra độ chính xác của các chuyển động, kiểm tra các thông số hoạt động của Robot.
>>>>XEM NGAY: BÍ QUYẾT CHỌN CÁNH TAY ROBOT HOÀN HẢO
Các hạng mục cần bảo dưỡng và bảo trì Robot công nghiệp
Các hạng mục cần bảo dưỡng và bảo trì đối với cánh tay máy
Thứ nhất: Hệ thống cơ khí
+ Kiểm tra độ rung, độ lệch của các khớp nối, ổ bi và bánh răng,…
+ Kiểm tra độ ăn mòn và rỉ sét của các bộ phận cơ khí.
+ Bôi trơn toàn bộ các bộ phận cơ khí theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Thay thế các bộ phận cơ khí bị hỏng và hao mòn.
Thứ hai: Hệ thống điện tử
+ Kiểm tra hoạt động của các cảm biến, bộ điều khiển và động cơ,…
+ Kiểm tra các mối nối điện và dây dẫn,…
+ Thay thế hết các linh kiện điện tử bị hỏng.
Thứ ba: Hệ thống điều khiển
+ Kiểm tra toàn bộ hoạt động của các chương trình điều khiển.
+ Cập nhật các phần mềm mới nhất cho máy.
Thứ tư: Hệ thống an toàn
+ Kiểm tra hoạt động của các thiết bị an toàn, bao gồm: cảm biến an toàn và hệ thống phanh khẩn cấp,…
+ Thay thế hết các thiết bị an toàn bị hỏng.
Thứ năm: Hệ thống môi trường
+ Kiểm tra mức độ bụi bẩn và ẩm ướt,… trong môi trường hoạt động của Robot.
+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh và bảo dưỡng môi trường hoạt động của robot.
Các lưu ý khi bảo dưỡng và bảo trì Robot công nghiệp
Khi bảo trì, bảo dưỡng Cánh Tay Máy, cần lưu ý một số vấn đề như:
+ Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động.
+ Thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện các vấn đề tiền ẩn.
+ Sử dụng các thiết bị và dụng cụ chuyên dụng.
+ Tuân thủ các quy định của nhà sản xuất trong quá trình bảo dưỡng.
+ Đào tạo nhân viên có chuyên môn để thực hiện việc bảo dưỡng máy.
Nếu doanh nghiệp bạn đang có các cánh tay máy cần được kiểm tra và bảo dưỡng. Đừng ngại ngần mà liên hệ với các chuyên viên kĩ thuật của VITENDA. Chúng tôi có quy trình thực hiện rõ ràng với các kỹ thuật giỏi. Đảm bảo sẽ giúp Robot công nghiệp của bạn hoạt động tốt và ổn định.
Ngoài ra nếu bạn cần nâng cấp máy, VITENDA có thể giúp bạn thực hiện điều đó một cách dễ dàng. Với chi phí không hề cao. Bạn sẽ không phải phụ thuộc vào các cơ sở nước ngoài với chi phí đắt đỏ nữa.